P.Ph. Lexgáp là nhà sáng lập lí luận giáo dục thể' chất người Nga. Ông là nhà
bác học, giáo dục vĩ đại, giáo sư y học và phẫu thuật, là một trong số những
người tiến bộ ỏ thời đại của mình.
Những năm 60 của thế kỉ XIX, cùng vối tư tưởng của ông cồn có các
nhà cách mạng dân chủ như N. G. Tremsépxki và N. A. Đobraliubốp. Dựa trên quan
điểm khoa học biện chứng, Lexgáp đã xây dựng cơ sở lí luận giáo dục, trong đó
lí luận giáo dục thể chất đóng vai trò chủ yếu. Ông đã nghiên cứu hệ thống cấc
bài tập thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khoẻ của bài tập thể chất.
p. Ph. Lexgáp cho rằng, cơ sỏ để lựa chọn bài tập thể chất là phải
tính đến những đặc điểm giải phẫu sình lí va tâm lí, mức đọ khó dần vấ đa dạng
của các bài tập thể chất. Ong nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất
nhằm phát triển toàn diện và đúng chức năng của cơ thể con người. Ông cho rằng,
sự phát triển thể chất có mối quan hệ với, sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm
mĩ và hoạt động lao động. Quá trình thực hiện bài tập thể chất ông coi như là một
quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất.
Lexgáp coi giáo dục thái độ tự giác thực hiện công việc với sự
tiêu hao ít sức lực và sự cố gắng vượt qua những trở ngại là nhiệm vụ cơ bản'trong
việc dạy các bài tập thể chất. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lòi nói hướng đến sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc. Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến
hành có hệ thống các tiết học. Trong quá trình dạy học, giáo viên Cần tăng dần
sức chịu đựng cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng hoá chúng.
Ông nghiên cứu lí luận và phương pháp tiến hành trồ chơi vận động.
Ông coi trò chơi vận động như là "bài tập" mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho
cúộc sống sau này. Trong những trò chơi đó, trẻ lĩnh hội kĩ năng, thói quen,
hình thành tính cách của mình. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, trẻ
cần phải có ý
thức tự giác và có trách nhiệm. Việc thực hiện những việc này
bắt buộc đối
vổi tất cả các
trẻ, vì thế chúng có
ý nghĩa giáo dục lớn.
Trò chơi làm phát triển những phẩm chật đạo đức, tính kỉ luật, trung thưc, sự
công bằng, giúp đổ lẫn nhau. Ông coi trố chơi như phương tiện giáp dục nhân cầch.
Những lí luạn của p. Ph. Lexgáp là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học
Lí luận giáo dục thể chất cho trẻ em.
Gorinhépxki (1857 - 1937) - giáo sư, bác sĩ nhi khoa, học trò của p. Ph. Lexgáp,
là người đã làm rõ hơn học thuyết của Lexgáp về giáo dục thể chất. Hoạt động của
ông diễn ra trong suốt những năm 80 — 90 của thế kỉ XIX và tiếp tục trong vòng
20 năm sau Cách mạng tháng Mưòi Nga. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của các bài
tập thể chất, thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y tế
và giáo dục trong cấc tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc trưng của giáo dục
thể chất trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người. Sơ đồ của ông về
"Bài tập thể chất phù hợp vói lứa tuổi" có ý nghĩa tuyên truyền rộng
rãi và tác phẩm "Văn hoá thể dục cho trẻ trước tuổi đến trường" đã bọ
sung về mặt lí luận giáo dục thể chất cho trẻ.
Như vậy, nếu p. Ph. Lexgáp là nhà sáng lập khoa học giáo dục thể chất
ỏ nước Nga, đặt cơ. sở khoa học giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thì người kế
tục sự nghiệp của ông là v.v. Gorinhépxki đã phát triển khoa học đó dựa trên đặc
điểm lứa tuổi đặc trưng của giáo dục thể chất vối những nghiên cứu mới và những
yêu eầu mới của xã hội chủ nghĩa.
E. A. Arkin - giáo sư, tiên sĩ, viện sĩ Viện Khoa học Giáo dục Nga
đã kế tục sự nghiệp của p. Ph. Lexgáp và V. V. Gorinhépxki.
Từ ngày đầu của chính quyền Xô viết, Arkin là người chỉ đạo, tư vấn
cho bộ phận hỏi đáp của dân ở sở Giáo dục Mátxcơva, đưa bác sĩ xuống các trường
mầm non, giữ môì. quan hệ với giáo viên, cuốn hút họ đến với công việc nghiên cứu,
cho họ làm quen với những vấn đề chính của học thuyết Ị. M. Xêtrêpốp và I. p.
Páplếp về những quy luật của hệ thần kinh cấp caọ, chế độ sinh hoạt và tổ chức
cuộc sống cho trẻ, thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.
N. K. Krúpxkaia (1869 - 1939) là người cọ công lao lớn nhất trong
quá trình phát triển lí luận về giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Bà đã chỉ
ra sự cần thiết phải nghiên cứu lí luận giáo dục mới, xây dựng trên cơ sở học
thuyết Mác 1 Lênin, kết hợp VỚI nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
.
Bà cho rằng, giáo dục thể chất cho trẻ có ý nghĩa lớn,
coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ
mai sau.
Ghi nhận sự tác động có ích cua bài tập thể chất lên cơ thể trẻ,
bà đề cao vai trò của tròchơi. Trò chơi không chỉ cùng cố sức khoẻ của cơ thể,mà còn được sử dụng với mục đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục cách biết điều khiển bản thân có tổ chức, có
tính cách.
E.G. Gorỉnhépxkai bác sĩ, nhà giáo dục, đã đóng gốp nhiều òồhg
lao trong
lĩnh vực lí
luận và thực tiễn giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Tác phẩm "Rèn luyện cơ thể trẻ" và
"Sự phát triển vận động cơ bản của trẻ mầm non" của bà và A. I. Bưcốpva
đã gíup cho các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù
hợp với
trẻ mầm non.
A I. Bưcốpva nghiên cứu vấn đề phát triển vận động của trẻ mầm
non. Bà đã chứng minh và đưa rá quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa;nội dung cách
thức tổ chức và phương pháp tiến hành.
Những công trình nghiên cứu khoa học về phương pháp của N.A.
Métlôp, M.M. Kôntorôvích, L.Mikhailôpva A.I. Bưcốpva có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lí
luận và thực tiễn của giáo dục thể chất mầm non. Cùng với những tác giả khác, họ
đã nghiên cứu chương trình giáo dục'thể chất cho trẻ, giáo trình giảng dạy cho
trường Trung học Sư phạm và những trò chơi vận động cho các trưòng mầm non.
Một trong những công trình đầu tiên về hình thành kĩ năng vận động
ỏ trẻ là công trình nghiên cứu của Đ.v. Khúckhlaieva. Bà xác định ý nghĩa và mối
tương quan của phương pháp dạy học với việc hình thành kĩ năng vận động ỏ trẻ
39 7 tuổi.
Những năm gần dây, trong lĩnh vực giáo dục thể chai cho trẻ mầm
non đã có số lượng đáng kể những công trình nghiên cứu khoa học về chế (Ịộ
sinh hoạt, hình thành kĩ năng vận động cho trẻ mầm non, ý nghĩa giáo dục của trọ
chơi vận động, hình thành khả năng định hướng không gian, tố
chất thể lực trong vận động của trẻ, vai trò giáo dục của thi đua, dạy trẻ bài
tập vận động cơ bản và bài tập thể thao.
Năm l972,
A.v. Kenheman và Đ.v. Khuckhlaieva đã viết cuốn sách, "Lí luận và phương
pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non". Đây là sự đúc kết của hàng trăm
công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Ở phương Tây, các nhà giáo dục chủ
yếu nghiên cứu khía cạnh ứng dụng của giáo dục thể chất; Các nghiên cứu mang
tính chất tản mạn, ái sâù vào phương pháp rèn luyện từng bộ môn thể dục thể
thao dành cho trẻ lớn tuổi, ít có những công trình về lí luận và phương pháp
giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, họ đã có những thành công lớn
trong việc soạn ra những trắc nghiệm nhằm đánh giá khả năng vận động của trẻ mầm
non.
Ở Việt Nam có Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non thuộc Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam, đã nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của
các nhà khoa học Liên Xô, Mĩ, Pháp vào thực tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm
non của Việt Nam.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
giao duc mam non, giáo dục
mầm non, chương trình giáo dục mầm non mới, chương trình giáo dục mầm non, đồ
dùng sáng tạo mầm non, nghề giáo viên mầm non, chuong trinh giao duc mam non
hien nay, giáo
dục thể chất là gì, giao duc the chat la gi, phát
triển thể chất cho trẻ mầm non, phat trien the chat cho tre mam non