Xét về mặt lịch sử, khái niệm thể thao ra đời muộn hơn khái niệm
giáo dục thể chất - thể dục. Trong thời kì cổ sơ, thể dục được coi là một biện
pháp rất hiệu quả để rèn luyện thân thể, phát triển toàn diện con người nói
chung và cho quân đội nói riêng. Nhưng quạ thực tế, người ta thấy cần phải
kiểm tra,
đánh giá kết quả của
việc rèn luyện thể lực, các phẩm chất ý chí, dũng cảm, mưu trí,... Vì thế, các hình thức "đọ sức",
"đua tài", "thi đấu" ra đời — đó là thể thao.
Thể thạo là một bộ phận của văn hoá thể chất, là một hoạt động chuyên
biệt hướng
tới
sự thành đạt trong một dạng, loại bài tập thể chất nào đó ô mức độ cao, được thể
hiện trong quầ trình thi đấu và hoạt động vui chơi, giải trí.
Thể thao là một hoạt động phục vụ cho lợi ích xã hội, thực hiện chức
năng giáo dục, huấn luyện và giao tiếp.
Chỉ số cợ bản của những thành tựu về thể thao là mức độ sức khoẻ,
mức độ phát triển toàn diện các năng lực thể chất, mức độ nghệ thuật thể thao và mức độ thâm nhập của
những biện pháp giáo dục thể chất vào đòi sống hàng ngày của con người.
Thể thao là bộ phận cấu thành của văn hoá thể chất, một mặt quan
trọng của quá trình sư phạm, đồng thời là một bộ phận của giáo dục thể chất ở giai đoạn huấn luyện cơ sở.
Huấn luyện thể thao là một* khuynh hướng đặc biệt của văn hoá thể
chất nhằm đạt thành tích cao trong môn thể thao tự chọn. Tiêu chuẩn đánh giá-
trình độ huấn luyện thể thạo của con người là thành tích thể thạo tiêu chuẩn
định hướng trong giáo dục thể chất: phát hiện nặng khiếu, bồỉ dưỡng nhân tài thể
thao.
Xem thêm:
- http://daytremamnon.blogspot.com/
- http://daytremamnon.blogspot.com/2014/12/khai-niem-ve-giao-duc-chat.html
- http://daytremamnon.blogspot.com/2014/12/khai-niem-phat-trien-chat.html