Trong quá trình phát triển cửa mình, lí luận giáo dục thể chất trải qua một số" giai đoạn
sau đây:
Giai đoạn 1: Từ khi xuất hiện loài ngưòi đến năm 776 trước Công
nguyên. Tròng’ giai đoạn này," cọn người tiếp thu những' tri thức có tính
chất kinh nghiệm về ảnh hưỏng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao
động. Từ việc tích luỹ tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy
nâng lên
thành ý thức về hiệu
quả của việc tập
luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong
những tiền đề làm xuất hiện các bài tập thể chất và cùng với nó, giáo dục thể
chất ra đời.
Giai đoạn 2: Từ năm 776 trước Công nguyên đến thế kỉ XV. Trong
giai đoạn này, hình thành những phương pháp đầu tiên về giáo dục thể chất phổ
biến trong các thời kì, các quốc gia nô lệ Hi Lạp. Các phương pháp này cũng được
hình thành bằng con đường kinh nghiệm, ơ giai đoạn này,, các nhà triết học,
giáo dục học và thầy thuốc chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể
chưa giải thích được cơ chế tác động của các bài tập thế chất, do đó người ta
đánh giá hiệu quả các bài tận thế chất theo kết quả bên ngoài: nhanh hơn, mạnh hơn, hình thành được
nhiều kĩ năng, kĩ xảo mới hơn.
Phương pháp giáo dục thể chất thời cổ Hi Lạp là nổi tiếng hơn cả. Phương pháp này
liên kết các biện pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, mạnh, biến thành một hệ
thông thống nhất. Đến giai đoạn trung cổ, số lượng các phương pháp được tăng
lên, xuất hiện những giáo trình đầu tiên về thể dục, bơi lội, trò chơi, bắn
cung,...
Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, tích luỹ khối lượng
lớn những tri thức lí luận về giáo dục thể chất, phổ biến ở thời kì Phục hưng.
Những tư tưởng sư phạm về thể dục được đặc biệt phát triển cho đến cuối thế kỉ
XIX. Sự phát triển khoa học về con người, về giáo dục và giáo dưỡng, chữa bệnh đã
kích thích các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chú ý đến vấn đề giáo
dục thể chất.
Các tác phẩm của Mác-Ănghen đã xác định phương pháp luận cho việc tìm tòi, sáng tạo của
các nhà khoa học tiến bộ. Ở giai đoạn này đã hình thành những cơ sở lí luận tạo
tiền đề cho sự phát triển của khoa học giáo dục thể chất ở giai đoạn sau.
Giai đoạn 4: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, khoa học về
giáo dục thể chất được phát triển mạnh mẽ, hình thành môn Lí luận và Phương
pháp giáo dục thể chất với tư cách là một khoa học độc lập. Nhà bác học Nga
P.Ph. Lexgáp (1837 - 1909) đã đặt nền móng cho Li luận giáo dục thể chất hiện đại
với tư cách là một môn khoa học độc lập từ những tác phẩm của ông về lịch sử, giải
phẫu, sinh vật, giáo dục học, lí luận và phương pháp giáo dục thể chất.
Các tác phẩm của V.I. Lênin, (1870
-1924) cọ ý nghĩa to lớn đối với
việc phát triển tư tưởng khoa học, về vai-trò của giáo dục thể chất trong đòi sống
xã hội.
Giai đoạn 5: Từ đầu thế kỉ XX đến nay, thực hiện học thuyết
Mác-Lênin về giáo dục cộng sản chủ nghĩa bắt đầu sạụ thắng lợi vĩ đại của Cách
mạng tháng Mười Nga.
Giai đoạn 6:Từ cuối thế kỉ XX đến nay, triết học duy vật biện chứng là cơ sở chung của phương pháp luận giáo dục thể chất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Giao duc mam non, giáo dục mầm non, làm đồ chơi mầm non, trường mầm non, chương trình giáo dục mầm non mới, đồ dùng sáng tạo mầm non, nghề giáo viên mầm non, chuong trinh giao duc mam non hien nay
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Giao duc mam non, giáo dục mầm non, làm đồ chơi mầm non, trường mầm non, chương trình giáo dục mầm non mới, đồ dùng sáng tạo mầm non, nghề giáo viên mầm non, chuong trinh giao duc mam non hien nay